Nga Truật

Nga truật là thân rễ của cây Ngải tím hay còn gọi là Nghệ đen. Dược liệu này có tác dụng hành huyết, phá huyết mạnh nên được dùng trong các trường hợp ứ huyết và khí trệ lâu ngày

Đặc điểm thực vật

Ngải tím là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 80 – 150cm. Thân rễ, dạng hình nón, củ tỏa ra theo hình chân vịt, có khía dọc, vỏ bên ngoài có màu vàng nhạt sau khi già chuyển sang vòng màu đen, ruột đặc và có màu tím xanh.Ngoài củ chính, thân rễ còn có nhiều củ phụ xung quanh, màu trắng, hình quả lê hoặc trái xoan. Lá mọc ở gốc, hình bẹ dài, phiến lá có hình mũi mác, không có cuống hoặc có cuống ngắn, gân chính có các đốm đỏ dọc, lá dài khoảng 60cm.Hoa của cây mọc thành chùm, ở chóp điểm hồng và mép có viền màu đỏHoa mọc thành chùm, hình trụ, dài khoảng 20cm, đường kính 5cm. Hoa có màu lục nhạt, ở chóp có điểm hồng và viền đỏ ở mép. Quả có hình trứng, 3 cạnh, hạt bên trong có màu trắng, thuôn dài và nhẵn.

Hoa của cây mọc thành chùm, ở chóp điểm hồng và mép có viền màu đỏ

Bộ phận dùng

Thân rễ (nga truật) và củ rễ (nga linh/ uất kim).

Phân bố

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Tuy nhiên cần phân biệt cây ngải tía với Nghệ trắng (Curcuma Aromatica salisb).

Thu hái – sơ chế

Thu hái thân rễ vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Sau khi về, cắt bỏ rễ con và đem rửa sạch.

Cách bào chế dược liệu nga truật:

Mài nga truật với giấm bằng đáy nhám của chậu sành cho hết, sau đó hơ lên than lửa cho khô rồi cạo lấy bột dùng dần.Đồ chín dược liệu, sau đó xắt mỏng rồi phơi. Hoặc xắt mỏng và đem ngâm giấm (cứ 160ml giấm ngâm với 600g với nga truật và thêm 160ml nước), sau đó đem đun cho cạn và bào mỏng, phơi khô.Lùi thân rễ vào tro nóng đến khi chín mềm, giã cho nát và tẩm giấm, sao.Rửa sạch và thái lát phơi khô, khi dùng có thể tẩm giấm hoặc đồng tiện một đêm rồi sao qua.Tẩm sao, tán bột và làm hoàn.Rửa sạch, đồ cho chín rồi thái lát và tẩm sao.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi kín và khô ráo. Thỉnh thoảng nên đem phơi sấy để tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Nga truật chứa một số thành phần hóa học như Isocurcurmenole, Curcurmenole, Curzerenone, Germacrone, Pinene, Borneol, Isoborneol, Curdione, Turmerone, Difurocumenone, 3.5% chất nhầy và nhựa, 1 – 1.5% tinh dầu,…

Vị thuốc nga truật

1. Tính vịVị đắng, cay, tính ôn không độc. Một số tài liệu ghi nga truật có tính ấm.2. Quy kinhQuy vào kinh Can, Tỳ và Phế.3. Tác dụng dược lý– Công dụng của nga truật theo Đông Y:Công dụng: Phá khí bĩ, năng trục thủy, hành khí, chỉ thống và trị các loại khí tích tụ.Chủ trị: Trị các bệnh về tim, tỳ, sưng đau vùng bụng trên, ứ kinh, ứ huyết, trưng hà,…– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:Dầu từ dược liệu có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan.Nước sắc từ nga truật có tác dụng kháng khuẩn, chống có thai sớm, kiện Vị và tăng sự hấp thu máu ở thỏ thực nghiệm