Cây sói rừng

Khám phá công dụng điều trị u xơ, u nang của cây sói rừng

Thông thường, khi nhắc đến các thảo dược điều trị u xơ, u nang người ta sẽ nghĩ ngay đến Trinh nữ hoàng cung, ngải cứu, tam thất bắc… Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa biết, cây sói rừng cũng là 1 trong những vị thuốc giúp đẩy lùi khối u cực kỳ hiệu quả.

Cây sói rừng là gì?

Cây sói rừng, tên khoa học là Chloranthaceae, là cây thực vật có hoa. Đây là cây bụi xanh, cao từ 1-1,5 mét. Phần thân cây nhẵn bóng, có các nhánh hình tròn, không có lông tơ bên ngoài cây. Phần lá cây màu xanh, cứng, hình bầu dục mép có răng cưa to. Lá mọc đối xứng trên cây. Cây có hoa mọc vào cuối mùa hè. Quả của cây mọc thành chùm ở ngọn cây hoặc nách lá.Hoa thường nở vào khoảng tháng 6 tháng 7. Cây đậu quả sau đó khoảng 1 – 2 tháng. Quả sói rừng nhỏ hình tròn, đường kính chỉ khoảng 3 – 4mm. Khi chín quả chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ gạch. Người ta thường dùng hoa cây sói rừng để ướp trà, rễ cây được thu hoạch quanh năm để tươi hoặc phơi khô làm thuốc.Cây sói rừng phân bố chủ yếu ở châu Á, tập trung nhiều ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia… Ở nước ta cây mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm, có nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn,Thái Nguyên, Kon Tum, Lâm Đồng.

Thành phần hóa học của cây sói rừng

Các kết quả phân tích đã chỉ ra, cây sói rừng chứa tinh dầu, flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic… Ngoài ra, cây còn chứa sesquiterpen như beta atractylenoit, chloranthalacon E, istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman, dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan, dien-8alpha,12-olid…

Tính vị

Theo Đông y cây có vị đắng cay, tính hơi ấm, hơi độc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm.Các công dụng của cây sói rừng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, loại cây này rất có hiệu quả trong việc điều trị u xơ – u nang.

Điều trị u xơ u nang

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”. Báo cáo khoa học kết luận, cốm bào chế từ loại cây này có tác dụng ức chế sự phát triển khối u 70% ở chuột tại liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng và có tác dụng gây kìm hãm tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng.

Kháng khuẩn, tiêu viêm

Cây sói rừng chưa flavonoid, đây là một chất giúp chống viêm, kháng viêm tuyệt vời. Ngăn ngừa các bệnh như ung thư, viêm gan. Các hoạt chất chống viêm được chứng minh là có nhiều nhất trong cây sói rừng. Dùng cây kết hợp với nguyên liệu khác sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh cực tốt.

Điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, làm lành vết thương

Cây sói rừng chứa các thành phần giúp chống viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, đau nhức xương khớp do xưng viêm, tê thấp. Dùng cây sói rừng uống sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp rất tốt vào mùa đông, đồng thời ngăn ngừa tê thấp tê bì chân tay.

Hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout)

Lá sói rừng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, giúp đào thải và loại bỏ các độc tố trong máu rất hiệu quả, nhất là acid uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Lưu ý khi sử dụng cây sói rừng

Không riêng gì cây sói rừng mà tất cả các loại thảo dược thiên nhiên đều chỉ phát huy tác dụng trọn vẹn ở một số bệnh khi dùng đúng liều lượng, đối tượng. Bởi vậy, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:- Không nên lạm dụng cây sói rừng- Phụ nữ có thai nên dùng cẩn thận- Trẻ nhỏ dùng với liều lượng vừa đủ

Bạn cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng loại cây này.